Image default
Cuộc sống tin tức

Kế toán thường gặp phải sai sót gì khi kê khai thuế GTGT?

Kế toán thuế GTGT không chỉ phải tuân thủ theo quy định kế toán mà còn phải tuân theo Luật thuế GTGT và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm. Đôi khi, việc kê khai thuế GTGT xảy ra sai sót, nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh những bài chia sẻ về quyết định sử dụng hóa đơn điện tử trong DN, về các lưu ý khi thực hiện kê khai thuế, nộp tờ khai,… một số trường hợp sai sót có thể gặp phải khi kê khai thuế GTGT sẽ được đề cập sau đây để giúp kế toán tránh được trong quá trình xử lý.

Các trường hợp sai sót, nhầm lẫn khi xử lý, kê khai thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp

1. Thiếu biên bản giao nhận hàng hóa giữa bên mua và bên bán

Khi phát sinh các giao dịch kinh tế về hàng hóa, sản phẩm giữa bên mua và bên bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán kế toán vẫn hạch toán bình thường, mặc dù còn thiếu biên bản giao nhận hàng hóa hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành.

– Nếu DN mua hàng căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 152,253,156,…

Nợ TK 133 ( thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK 111,112,331,…

– Nếu DN bán hàng căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan, kế toán ghi

Nợ TK 111,112,131

Có TK 511

Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp)

Cuối tháng hoặc quý kê khai thuế, DN vẫn kê khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra đối với các giao dịch kinh tế phát sinh mà không có biên bản giao nhận sản phẩm, hàng hóa hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành. Như vậy, theo quy định của luật thuế GTGT, đơn vị kê khai thuế không chính xác.

thuế GTGT

2. Thông tin trong các chứng từ kế toán trong cùng một giao dịch kinh tế không trùng khớp (họ tên; địa chỉ; ngày tháng; mã sản phẩm; tên hàng hóa…)

Các thông tin (họ tên, địa chỉ, ngày tháng…) ghi trong hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ thanh toán qua ngân hàng không khớp nhau; Tên mã sản phẩm, hàng hóa ghi trong phiếu nhập kho và Hóa đơn GTGT không khớp nhau… Những sai sót này cơ quan thuế không chấp nhận và không cho phép kê khai thuế GTGT.

3. Phát hiện thiếu khi kiểm kê sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà DN mua vào

DN mua sản phẩm, hàng hóa, nếu phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản xác nhận hàng hóa thiếu và các chứng thanh toán có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 1381

Nợ TK 152,152,156,..

Nợ TK 133 ( Thuế GTGT  được khấu trừ)

Có TK 111,112,331

Cuối tháng hoặc quý kê khai thuế, DN vẫn kê khai thuế GTGT đối với số sản phẩm, hàng hóa thiếu mà chưa xác định, hoặc chưa có quyết định xử lý. Như vậy, theo quy định Luật Thuế GTGT, DN kê khai thuế GTGT không chính xác.

Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế chậm bị phạt như thế nào?

Báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng và BCTC thuế có khác nhau?

Best Dolby Atmos Soundbar Under $500

4. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Mặc dù đã có quyết định của Nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản tiền trên 20 triệu đồng, nhưng một số vẫn đơn vị vẫn mắc phải. Đặc biệt là đối với các giao dịch phát sinh nhiều lần cùng một nhà cung cấp trong một ngày, nhưng tổng số tiền vượt quá 20 triệu đồng thì cơ quan thuế chỉ chấp thuận những khoản thanh toán qua chuyển khoản.

5. Thời điểm phát sinh trong các chứng từ kế toán không khớp hoặc không đúng

Ví dụ như ngày ký hợp đồng phát sinh sau ngày thanh toán hoặc ngày giao hàng; Ngày nhập kho hàng hóa phát sinh trước ngày giao hàng hóa, hoặc thời điểm xuất bán hàng hóa trước thời điểm nhập kho hàng hóa.

Lưu ý: Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của đối tượng  nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Related posts

Đánh giá chung về dòng xe Super Cub C125

Lê Thanh Vân

Dịch vụ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, tại nhà với tiện ích cao

Lê Thanh Vân

HÒN ĐỎ, NINH THUẬN

Lê Thanh Vân

Leave a Comment