Image default
Cuộc sống tin tức

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi kinh doanh ngoài những cơ hội về kiến thức, vốn, mặt bằng thì việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng độc đáo vượt lên xa họ và đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cách phân tích đối thủ cạnh tranh qua bài viết dưới đây!

1. Xác định đối thủ cạnh tranh

Trước khi muốn phân tích đối thủ cạnh tranh thì chúng ta phải xác định đối thủ

Trước khi muốn phân tích đối thủ cạnh tranh thì chúng ta phải xác định được ai chính là đối thủ nặng ký với doanh nghiệp của mình thì mới có thể tiến hành tìm hiểu về họ được.

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh thì bạn cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các cơ hội và thách thức cũng như các cách phản ứng của các đối thủ cạnh tranh trong từng tình huống đã xảy ra trong quá khứ.

Những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cách thức giải quyết công việc của đối thủ khi xảy ra những việc ngoài ý muốn.

Và điều này sẽ giúp bạn dự đoán được những biện pháp và những phản ứng sắp tới của họ, từ đó lên kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp của mình thành công hơn.

Cụ thể, khi phân tích về đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp cần xác định các vấn đề sau: ai là đối thủ cạnh tranh của mình, chiến lược của họ ra sao, mục đích của họ là gì, những cơ hội và thách thức đối thủ gặp phải cũng như cách giải quyết của họ ra sao và những thông tin đó giúp bạn rút ra những bài học nào?…

2. Những mức độ cạnh tranh của đối thủ

Cạnh tranh về nhãn hiệu là dạng cạnh tranh chủ yếu

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh chúng thể có thể chia đối tượng thành bốn mức độ cạnh tranh dựa theo sản phẩm như sau:

Cạnh tranh về nhãn hiệu:

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là những đối tượng có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự doanh nghiệp của mình với chất lượng và giá cả gần ngang nhau.

Chúng ta có thể đưa ra ví dụ như Buick có thể xem đối thủ cạnh tranh của họ là là Ford, Toyota, Honda, Renault,…  Đây là quan điểm xác định đối thủ cạnh tranh được các doanh nghiệp lựa chọn nhất.

Cạnh tranh ngành:

Đối thủ sẽ bao gồm những công ty sản xuất cùng một loại hay một lớp sản phẩm. Ví dụ hãng sản xuất Buick sẽ thấy mình đang cạnh tranh với tất cả các hãng sản xuất ôtô khác dù có mức giá chênh lệch nhau cao.

Cạnh tranh công dụng:

Nghĩa là khả năng cạnh tranh với những sản phẩm có cùng chức năng. Ví dụ như Buick không chỉ đang cạnh tranh với cá hãng sản xuất ôtô khác mà cả có đối thủ cạnh tranh là các hãng sản xuất xe gắn máy, xe đạp và xe tải…

Cạnh tranh chung:

Khía cạnh này mang tính bao hàm rộng hơn nghĩa  là đối thủ của doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả những công ty đang kiếm tiền của cùng một người tiêu dùng. Ví dụ Buick sẽ có đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp bán hàng tiêu dùng, dịch vụ bán nhà mới, mua đất,…

Tóm lại, chúng ta có thể xác định được đối thủ cạnh tranh thông qua quan điểm ngành và quan điểm thị trường. Tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp mà xác định và phân tích đối thủ cạnh đúng đắn.

Để được tư vấn về cách phân tích đối thủ cạnh tranh mời bạn hãy liên hệ với dịch vụ khảo sát thị trường Virac để có những kế hoạch tác chiến lâu dài nhất!

>> Có thể bạn chưa biết

Dịch vụ quản trị website

Địa điểm du lịch Nha Trang một sự lựa chọn hoàn hảo

Related posts

3 cách khai thuế điện tử nhanh chóng, thuận tiện

Lê Thanh Vân

Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Lê Thanh Vân

Shop bán chó Husky ở Hà Nội uy tín nhất

Lê Thanh Vân

Leave a Comment